Tại vùng đất An Giang, nằm khép mình dưới chân dãy núi thất sơn hùng vĩ. Nhà mồ Ba Chúc không chỉ là một di tích lịch sử đơn thuần mà còn là biểu tượng của sự hi sinh, lòng kiên cường và nỗi đau tột cùng của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot. Để giúp đoàn viên, thanh niên hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh mà giặc Pol Pot đã gây ra cho Việt Nam và hiểu rõ hơn về sự hy sinh cao cả của cha ông ta, ngày 15/9/2024 vừa qua Đoàn khoa Khoa học Tự Nhiên cùng các bạn tình nguyện viên đã tìm về địa chỉ đỏ - Nhà mồ Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng để tưởng nhớ và lưu giữ những kí ức về cuộc thảm sát kinh hoàng diễn ra từ ngày 18-4-1978 đến ngày 30-4-1978. Trong 12 ngày đen tối đó quân đội Khơme đỏ ( Pol Pot ) tràn vào Ba Chúc thẳng tay chém giết hơn 3000 người dân thường vô tội. Những nạn nhân phần lớn là phụ nữ, trẻ em, và những người già. Đã bị sát hại bằng những các thức tàn bạo nhất, gây ra nổi ám ảnh kinh hoàng không thể diễn tả bằng lời. Sau vụ thảm sát Ba Chúc chỉ còn lại là một vùng đất tan hoang và chỉ có 3 người còn sống sót.
Khi tham quan tại đây, các bạn tình nguyện viên đã tận mắt chứng kiến được những tội ác và hậu quả của bọn Khơme Đỏ đã gây ra cho nhân dân chúng ta. Đặt biệt hơn, bằng những dụng cụ sắt nhọn và thô sơ bọn chúng sử dụng những hình thức tra tấn tàn bạo của chúng đối với phụ nữ và trẻ em. Dù những tấm ảnh đen trắng đã ngã màu theo thời gian, nhưng không ít hình ảnh chân thực, ghê rợn đã để lại cho người xem những nổi ám ảnh về sự tàn bạo, dã man của bọn chúng.
Kết thúc hành trình, đã động lại bên trong các bạn đoàn viên, thanh niên, sinh viên Đoàn khoa Khoa học Tự Nhiên những cung bậc cảm xúc khác nhau, đặc biệt là lòng biết ơn và trân trọng nền hòa bình đã được đánh đổi bằng xương máu, sự hy sinh cao cả của cha ông đã đem lại độc lập - tự do cho toàn thể đồng bào, dân tộc Việt Nam ta.
Tin & Ảnh:
Ban Thông tin và truyền thông Khoa Khoa học Tự Nhiên
Đoàn khoa Khoa học Tự nhiên.