Đối với hầu hết sinh viên Việt Nam thì Famelab là một cái tên còn khá mới, nhưng đây đã là một cuộc thi lớn có tên tuổi trên Quốc tế.
FameLab được khởi động từ năm 2005 tại Vương quốc Anh trong Liên hoan Khoa học Cheltenham Science Festival và đã trở thành mô hình thành công tiêu biểu để đào tạo và hướng dẫn các cá nhân, nhà khoa học, kỹ sư, giảng viên về cách thức kết nối với công chúng thông qua việc trình bày đề tài khoa học của họ. Đến nay, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của 5.000 nhà khoa học và kỹ sư trẻ ở hơn 25 quốc gia. Người tham dự FameLab trình bày một chủ đề về khoa học, công nghệ và kỹ thuật để kết nối và hấp dẫn người nghe trong tối đa 3 phút.
Bà Cherry Gough – Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam giới thiệu về cuộc thi FameLab Việt Nam 2015
Từ cuối tháng 1/2015, Hội đồng Anh đã hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội, trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao hàng đầu Việt Nam để xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi. Không chỉ giới hạn ở giảng viên, nhà nghiên cứu, giáo viên, cuộc thi hướng tới tất cả các cá nhân có đam mê khám phá và yêu thích khoa học. 12 thí sinh có bài trình bày ấn tượng nhất trong vòng tuyển chọn sẽ trải qua khóa đào tạo kỹ năng truyền thông khoa học với chuyên gia truyền thông lĩnh vực khoa học Malcom Love, đồng thời là giảng viên chính của FameLab, trước khi bước vào vòng thi chung kết
Ban giám khảo của vòng chung kết FameLab tại Việt Nam gồm có Giáo sư Mai Trọng Nhuận, Chuyên gia cao cấp của Đại học Quốc gia Hà Nội; nhà báo Tạ Bích Loan, Trưởng ban Thanh thiếu niên (VTV6) và Tiến sỹ Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Đại học FPT.
Trong số 12 thí sinh này có 3 gương mặt đến từ trường Đại học Cần Thơ
Huỳnh Ngọc Thái Anh – Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông
Đề tài: “Công nghệ nhận dạng cử chỉ”
http://famelab.vnu.edu.vn/sbd-25-huynh-ngoc-thai-anh/
https://www.youtube.com/watch?v=yaAbWw5G4Ag
“Famelab này là một môi trường tuyệt vời để đem những nghiên cứu khoa học đến gần hơn với cộng đồng. Hơn cả một cuộc thi, đây còn là một môi trường học tập và rèn luyện về kỹ năng trình bày. Qua đó cộng đồng có thể thấy rằng khoa học hoàn toàn không khô khan mà là cả một sự lôi cuốn đầy đam mê”
Nguyễn Huỳnh Anh Khôi – Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh
Đề tài: “Hình thức gây quỹ cộng đồng.”
http://famelab.vnu.edu.vn/sbd-16-nguyen-huynh-anh-khoi-dai-hoc-can-tho/
https://www.youtube.com/watch?v=c9srmb2slLw
“Kết thúc những ngày tập huấn, những gì mình thu được là kiến thức, trải nghiệm, kỹ năng và tình bạn gắn bó với những người bạn đáng yêu với đam mê và những ước mơ thật đẹp.”
Dương Mỹ Phụng – Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học
Đề tài: “Ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong y học”
http://famelab.vnu.edu.vn/sbd-15-duong-my-phung-dai-hoc-can-tho/
https://www.youtube.com/watch?v=Nevo7M_CdBo
“Đến với cuộc thi Famelab, tôi đã có cơ hội để rèn giũa nhiều hơn những kỹ năng mềm, hoàn thiện hơn về suy nghĩ và giao lưu nhiều hơn với những bạn ở nhiều vùng miền khác nhau. Đây còn là một cơ hội lớn để tôi có thể đưa đề tài này đến với tất cả mọi người và truyền cho họ thật nhiều cảm hứng”
Chúng ta hãy cổ vũ Đại học Cần Thơ và ủng hộ các bạn bằng cách like trên trang Famelab và trên youtube của các video clip dự thi.
Chúc các bạn thực hiện tốt phần trình bày của mình vào đêm chung kết