Tê Giác là một trong những loài động vật dễ nhận biết nhờ chiếc sừng trông khá đặc biệt của chúng. Trong tiếng Hy Lạp từ “rhino”(tê giác) có nghĩa là “cái mũi”. Nhưng sừng tê giác không phải là mũi của chúng, sừng tê giác được tạo thành từ keratin – một chất giống tóc và móng tay con người. Tê giác là loài động vật ăn cỏ. Chúng sử dụng sừng để bảo vệ mình trước sự tấn công của các loài thú ăn thịt khác. Mặc dù những chiếc sừng giúp tê giác có vẻ đẹp mang tính rất đặc trưng, nhưng đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho chúng bị đe dọa mạng sống. Năm 2013, riêng ở Nam Phi, đã có hơn 1,000 con tê giác bị giết hại.
Xét về mặt loài, hiện nay có 5 loại tê giác: hai loài phần bố ở Châu Phi (Tê giác Sumatra, tê giác Java) và ba loài phân bố ở Châu Á (Tê giác Ấn Độ, Tê giác đen, Tê Trắng). Tê giác hiện nay đang bị đối mặt với nguy cơ bị săn trộm mà một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhu cầu về sừng tê giác ở một số thị trường ở Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Sừng tê giác đã được sử dụng hàng nghìn năm trong y học cổ truyền ở Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…nơi chúng được cho là phương thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm sưng viêm, điều trị co cơ làm tăng sự mất nước và muối của cơ thể (phương pháp chữa trị huyết áp cao cùng các điều kiện khác) và diệt khuẩn. Tuy nhiên, hiện nay sừng tê giác đang được ưa chuộng ở Việt Nam bởi các thông tin đồn thổi xung quanh công dụng của tê giác như là chữa ung thư, giải rượu, ngăn ngừa bệnh liệt dương phục vụ cho mục đích làm đồ trang trí, trưng bày trong gia đình.
Tuy vậy, các công dụng mà người ta cho là sừng tê giác có thể có về mặt y học thì vẫn chưa được khoa học chứng minh. Một số nghiên cứu khoa học có sử dụng các mẫu động vật để đánh giá công dụng của sừng tê giác trong việt chữa trị các chứng bệnh theo các đơn thuốc cổ truyền đã được thực hiện. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào có có thể chứng minh được sừng tê giác có công dụng như vậy.
Trong một nỗ lực để bảo vệ tê giác khỏi những kẻ săn trộm, một số nhà quản lý động vật hoang dã đã cưa sừng sủa các con tê giác còn sống. Tuy nhiên, những kẻ săn trộm tê giác vẫn giết các con tê giác đã bị cưa sừng bởi họ có thề kiếm được tiền thậm chí từ một lượng sừng rất nhỏ còn lại dính trên da con tê giác.
Một phương pháp mới để bảo vệ sừng tê giác khỏi những kẻ săn trộm đang được áp dụng tại Nam Phi, trong đó là bơm các chất độc vào sừng của các con tê giác sống. Các chất độc này không làm hại cho tê giác vì sừng tê giác không có các mạch máu nên các chất này không thể thâm nhập vào cơ thể của tê giác. Tuy vậy, những người sử dụng sừng tê giác bị tẩm chất độc này có thể sẽ bị nhiễm độc.
Việc buôn bán quốc tế sừng tê giác vì các mục đích thương mại cũng như sử dụng sừng tê giác đều bị nghiêm cấm theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, Tê giác là loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Mối đe dọa lớn nhất đối với tê giác là việc bị săn bắn bất hợp pháp. Nhu cầu tiêu dùng sừng tê giác ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, khiến giá cả của sừng tê giác tăng lên rất cao. Điều này làm cho những kẻ săn trộm tê giác lấy sừng mờ mắt trước sức cám dỗ của đồng tiền và càng ra sức săn bắn tê giác lấy sừng bán sang châu Á. Do nhu cầu sử dụng sừng tê giác tăng lên, nạn săn trộm tê giác ở Nam Phi cũng đã tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây (trích từ tài liệu của cơ quan quản lý Cites Việt Nam).
Thực hiện chương trình phối hợp với Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn. Đoàn Trường Đại Học Cần Thơ tổ chức chuỗi các hoạt động tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng sừng Tê Giác tại trường cũng như một nơi tại Quận Ninh Kiều – TPCT như: tổ chức các hoạt động tuyên truyền trong ngày Hội trại văn hóa thanh niên năm 2016; đạp xe cổ động kêu gọi mọi người nâng cao nhận thức không vận chuyển, buôn bán, sử dụng sừng Tê Giác; vận động mọi người cùng ký cam kết không sử dụng sừng Tê Giác. Đồng thời tổ chức hội thi tuyên truyền “ Chung tay bảo vệ Tê Giác”dành cho sinh viên trong trường Đại Học Cần Thơ.
Hội trại văn hóa thanh niên 2016 tại Trường Đại Học Cần Thơ là cơ hội để các tình nguyện viên kêu gọi toàn thể công chức, viên chức cũng như sinh viên trong nhà trường nâng cao nhận thức giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác. Đây là một hoạt động với qui mô lớn, có sức lan tỏa sâu rộng đến nhiều đối tượng (hơn 20.000 người tham dự). Bên cạnh đó, vận động mọi người cùng tham gia ký tên cam kết không sử dụng, vận chuyển, buôn bán sừng tê giác vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Tình nguyện viên đang trang trí trại “Tê giác”
Các trại sinh của Hội trại trường tham quan và ký tên cam kết không sử dụng sừng tê giác
Đạp xe là một trong các sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động tuyên truyền kêu gọi mọi người không sử dụng sừng tê giác với hơn 40 tình nguyện viên chia ra nhiều nhóm tuyên truyền trên địa bàn TP. Cần Thơ, trước mắt là giảm thiểu nhu cầu mua bán sừng tê giác của các nhóm đối tượng trên thị trường tiêu thụ, nhất là ở Việt Nam, nơi mà quan niệm “sừng tê giác chữa được bách bệnh” đã trở thành một ý niệm không đúng. Hoạt động nhấn mạnh rằng thực tế sừng tê giác chỉ có công dụng giống như móng tay người, nhưng sự ngộ nhận và thiếu hiểu biết đã khiến số lượng tê giác bị giết hại đang ngày càng gia tăng đến mức báo động đỏ. Chính vì hiểu sai về tác dụng của sừng tê giác trong việc điều trị bệnh tật, lợi nhuận cao và chế tài xử phạt còn nhẹ đã khiến số tê giác giảm mạnh trong những năm qua. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu bản chất của loại sừng này để chấm dứt tình trạng buôn bán, cũng như cứu loài tê giác khỏi nạn tuyệt chủng”.
Nhóm 01 ra quân tại sân Văn phòng Đoàn trường ĐH Cần Thơ
Nhóm 02 ra quân tại Khoa Môi trường & Tài nguyên thiên nhiên
Vận động người dân ký tên cam kết
Hội thi tuyên truyền “Chung tay bảo vệ tê giác” với đối tượng tham dự thi là sinh viên trường ĐHCT. Hội thi đã quy tụ đông đảo sinh viên trong trường tham gia. Đây chính là các tuyên truyền viên giỏi, tuyên truyền đến mọi người cũng như gia đình, người thân. Hội thi không chỉ tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp cán bộ, sinh viên nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng tuyên truyền mà còn góp thêm tiếng nói của mình trong công tác bảo vệ môi trường và động vật hoang dã nói chung, loài tê giác nói riêng…
Các Đội thi và Ban giám khảo chụp hình lưu niệm
Hy vọng rằng, thông qua các hình thức tuyên truyền đa dạng, sinh động như: tổ chức hội thi, tập huấn, đạp xe, ngày hội văn hóa thành niên, kêu gọi mọi người ký tên cam kết, sẽ cung cấp kiến thức cho cán bộ, sinh viên và người dân có cái nhìn chính xác về công dụng thật của sừng tê giác không như lời đồn thổi; cũng như tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn động, thực vật quý hiếm trong đó có tê giác…”. Bên cạnh đó cần tập trung tuyên truyền đến các đối tượng là quan chức, doanh nhân – những người có tiền, đã và đang có các biểu hiện tham nhũng thông qua “quà biếu” bằng sừng tê giác. Một số nhóm đối tượng khác cũng cần quan tâm tuyên truyền là phụ nữ, học sinh và trẻ em…