Vừa qua vào ngày 20/01/2024 tại Đoàn khoa Phát triển Nông thôn đã tổ chức hành trình về nguồn mang tên “Dấu chân son đỏ” hướng về mảnh đất An Giang anh dũng, linh thiêng. Trên suốt chặng đường tập thể lớp Tập huấn đã có dịp ghé thăm các địa điểm như: Đồi Tức Dụp, Nhà mồ Ba Chúc, rừng tràm Trà Sư, và khép lại hành trình tại Miếu Bà Chúa Xứ.
Địa điểm Đồi Tức Dụp
Tại địa điểm Đồi Tức Dụp Đoàn viên đã có dịp tham gia các trò chơi dân gian, tham quan quan cảnh và tìm hiểu con người nơi đây. Ngoài ra, khi đến tham quan khu du lịch chúng ta còn được trực tiếp tham quan các hang đá tại đây, nơi cũng đã đóng góp rất nhiều trong quá trình giành độc lập của dân tộc ta.
Địa điểm Nhà mồ Ba Chúc
Tập thể thành viên đoàn tham quan dâng hương
Chuyến xe tiếp tục lăn bánh đến Nhà mồ Ba Chúc - nơi ghi lại những tội ác của bọn Pôn Pốt và những gì còn sót lại sau trận tàn sát đầy tàn nhẫn. Tại đây Đoàn viên của chuyến hành trình được hiểu thêm về cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân cả nước trong công cuộc bảo vệ biên giới Tây Nam ruột thịt. Tập thể đoàn đã cùng nhau dâng hương tưởng niệm cho những đồng bào xấu số tại đây, đồng thời tất cả mọi người đã cùng theo dấu chân lịch sử để xem lại những hình ảnh, những câu chuyện, những hiện vật thấm đẫm bao nỗi xót xa,… Giáo dục thêm lòng tự hào về truyền thống giữ nước của dân tộc và hun đúc thêm tinh thần yêu nước trong mỗi Đoàn viên.
Tập thể thành viên đoàn dành ra 1 phút mặc niệm cho những đồng bào đã ra đi do Pôn Pốt sát hại
Hình ảnh nhà trưng bày nơi lưu giữ hiện vật và hình ảnh về trận tàn sát tàn nhẫn
Địa điểm tiếp theo mà hành trình đi qua là rừng tràm Trà Sư. Đây là địa điểm tham quan ai cũng phải ghé lại khi có dịp du lịch An Giang bởi phong cảnh thơ mộng và con người mến khách. Rừng tràm Trà Sư với vai trò là một lá phổi xanh của vùng, là nơi bảo tồn những loài động thực vật đặc hữu tại vùng đất Trà Sư.
Địa điểm Rừng tràm Trà Sư
Một góc rừng tràm Trà Sư
Và địa điểm tham quan cuối cùng là Miếu Bà Chúa Xứ Chuyến đi đã thu hút hơn 30 Đoàn viên tham gia và để lại nhiều tâm tư, cảm xúc trong từng cá nhân trên suốt tuyến đường, đây là dịp để sinh viên hiểu thêm về cội nguồn, về con người, về quê hương đất nước, hiểu thêm về sự hi sinh của ông cha ta trên con đường đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc.
Hành trình về nguồn “Dấu chân son đỏ” đã diễn ra thành công tốt đẹp và khép lại với nhiều cảm xúc và kỉ niệm, hoạt động sẽ là động lực để không chỉ lớp tập huấn Cán bộ đoàn hội Đoàn khoa Phát triển Nông thôn mà còn là động lực để các công tác Đoàn tại Đoàn khoa ngày càng gần với Đoàn viên hơn và phát triển rực rỡ hơn.
Tin & bài: Ban truyền thông Đoàn khoa Phát triển Nông thôn
Đoàn khoa Phát triển Nông thôn.