Nhằm giúp các bạn Hội viên có cơ hội giao lưu, rèn luyện, giúp các bạn Hội viên – Sinh viên tìm hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng, những vị anh hùng kiên trung bất khuất của quê hương Vĩnh Long.
Song bên cạnh đó nhằm giúp các bạn Hội viên – Sinh viên phần nào tái hiện được kiến thức lịch sử hào hùng, bất khuất của dân tộc. Qua đó, phần nào giúp các bạn xây dựng hành trang vững chắc trên con đường “Hội nhập” quốc tế và xứng đáng với câu nói của Bác Hồ kính yêu:
“Dân ta phải biết Sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
LCHSV Vĩnh Long tổ chức cuộc thi “Vĩnh Long – Vùng đất địa linh nhân kiệt”.
Cuộc thi diễn ra vô cùng sôi nổi với sự tham gia của 04 đội thi là liên quân giữa các đơn vị trực thuộc LCHSV Vĩnh Long, bao gồm các liên quân: CHSV Vũng Liêm – CHSV Bình Tân; CHSV Mang Thít – CHSV Bình Minh; CHSV Trà Ôn – CHSV Tp.Vĩnh Long; CHSV Tam Bình – CHSV Long Hồ.
Cuộc thi được diễn ra qua 04 vòng thi: Kiến thức, Giải ô chữ, Tài năng và Hùng biện.Với những câu hỏi và chủ đề xoay quanh những kiến thức về văn hóa, lịch sử và con người,… của quê hương Vĩnh Long. Để đảm bảo được thông tin có độ chính xác và thuyết phục cao thì nguồn tài liệu tham khảo của cuộc thi được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long.
Vòng thi thứ nhất – Vòng thi kiến thức với 10 câu hỏi trắc nghiệm đã phần nào tái hiện lại lịch sử hào hùng của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Bước đến vòng thi thứ hai – Vòng thi giải ô chữ với 08 ô hàng ngang và ô chử chủ đề “Văn thánh miếu” đã cho các bạn thấy được quê hương Vĩnh Long là một vùng đất học.
Vòng thi thứ ba – Vòng thi tài năng, vòng thi này tài năng của các bạn được tỏa sang. Với hình ảnh giản dị của chiếc áo bà ba, chiếc áo dài Việt Nam đơn vị CHSV Trà Ôn – CHSV Tp.Vĩnh Long đã tái hiện lại sự hào hùng của chứng tích “Bưng sẫm – Hòa Bình”. Hay chỉ đơn giản qua những lời kể nhẹ nhàn mà sâu lắng đến từ CHSV Tam Bình – CHSV Long Hồ đã cho các bạn Hội viên – Sinh viên cũng như các anh chị khách mời nhìn lại thời niên thiếu của Cố chủ tịch hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng với hình ảnh chàng trai cầu Ông me ngày nào.
Vòng thi cuối cùng – Vòng thi hùng biện, với các chủ đề như: Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Lê Cẩn; Nguyễn Giao – Di tích hồ Vũng Linh hay về với tôn giáo với chủ đề di tích chùa Phước Hậu; di tích chùa Tiên Châu. Các đội thi lại một lần nửa nói lên được sự hào hùng, bất khuất những những con người của quê nhà. Chùa Phước Hậu không chỉ đơn thuần là một ngôi chùa. Trong thời kỳ kháng Mỹ chống Pháp nơi đây là một nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng. Các vị tăng sĩ nơi đây bình thường họ vẫn chuyên tâm tu hành nhưng đến khi có giặc ngoại xâm thì họ vẫn đứng lên cầm vũ khí chống giặc. Hay hình ảnh sừng sững của thống đốc Lê Cẩn và phó tướng Nguyễn Giao tại ngã ba Vũng Liêm đã được nhắc đến qua phần hùng biện của bạn Dương Trường An đến từ đội thi CHSV Tam Bình – CHSV Long Hồ. Song bên cạnh đó, đội thi CHSV Vũng Liêm – CHSV Bình Tân đã hùng biện về một người được xem là bậc thầy của chế tạo vũ khí Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa cũng rất thành công.
Đây là lần đầu tiên LCHSV Vĩnh Long tổ chức cuộc thi này. Kết quả chung cuộc của cuộc thi như sau: giải nhất thuộc về liên quân CHSV Trà Ôn – CHSV Tp.Vĩnh Long, giải nhì thuộc về liên quân CHSV Mang Thít – CHSV Bình Minh, giải ba thuộc về liên quân CHSV Tam Bình – CHSV Long Hồ, giải khuyến khích thuộc về liên quân CHSV Vũng Liêm – CHSV Bình Tân.
Phước Hiền – LCHSV Vĩnh Long