Sáng ngày 29-7-1957, Bác và đoàn đi thăm các cháu thiếu nhi Việt Nam tại trường Môrixtabuốc tỉnh Đrexđen, nên tôi đến sớm hơn 10 phút (5 giờ 50 phút sáng). Cửa mở, như vậy là Bác đã ra sân tập thể dục xong rồi. Khác với ngày thường, không thấy Bác ngồi ở phòng khách chờ tôi vào báo cáo. Tôi bước vào nhà, nhìn quanh cũng không thấy Bác. Có tiếng nước chảy trong phòng rửa mặt, tôi rón rén bước tới. Bác đang giặt quần đùi và chiếc áo may ô đã sờn. Một cảm giác không thể diễn tả được trong tôi, hai dòng nước mắt trào ra. Bác quay lại, tôi cúi đầu cố dấu cảm xúc của mình. Bác lặng lẽ vắt quần đùi và áo lót lên chỗ phơi rồi bước ra khỏi phòng. Bác nhìn đồng hồ:

Hồi ấy, sau Cách mạng Tháng Tám, công nhân viên, viên chức hỏa xa Quảng Ngãi đang tích cực nghiên cứu, sửa chữa, sản xuất súng đạn để bảo vệ chính quyền. Tỉnh ủy thấy tôi là công nhân biết chuyên môn, lại vừa mới an trí ở Đắc Tô về nên cử tôi ra Bắc tìm mua dụng cụ, máy móc để xây dựng công binh xưởng. Ra Hà Nội, tôi tìm đến nhà anh Lê Văn Hiến, trước là bạn tù, bấy giờ giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động trong Chính phủ lâm thời, đặt vấn đề giúp đỡ. Ngủ qua đêm tại nhà anh, sáng hôm sau, tôi được anh cho biết điều tôi chưa bao giờ ngờ tới: được gặp Bác Hồ! Tôi tưởng mình đang nằm mơ. Tôi vô cùng xúc động, bồi hồi xen lẫn niềm vui sướng, phấn khởi tột cùng. Thật khó diễn tả tâm trạng tôi lúc ấy một cách chính xác.

Để chuẩn bị lực lượng giành chính quyền, Đảng ta chủ trương thành lập trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị tại chiến khu Tân Trào. Trường được đặt tên là Trường Quân chính kháng Nhật. Khóa học đầu tiên khai giảng vào cuối tháng 4 năm 1945.

Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Bác từng nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”... ''Nhân dân ta anh hùng là nhờ có các bà mẹ Việt Nam anh hùng"... "Dân tộc ta và Đảng ta đời đời biết ơn các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến những người ưu tú, đã và đang chiến đấu anh dũng tuyệt vời bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên ta để lại".

Một cán bộ cấp cao dự lớp chỉnh Đảng Trung ương khóa I, năm 1952 tại Việt Bắc, nói với chúng tôi:

- Bây giờ xem Tây Du Ký hay, đẹp thật đấy nhưng mình vẫn nhớ mãi câu chuyện“ngoài” Tây Du Ký hay nhất mà mình được Bác Hồ dạy.

Năm ấy, Bác đến lớp. Bác nói: “Các cô, các chú (bao giờ Bác cũng gọi các cô trước, đồng bào, chiến sỹ trước học đã căng thẳng, nên Bác đề nghị tối nay nghỉ học để Bác cháu ta nói chuyện vui”.

Cả lớp vỗ tay hoan hô, không khí lớp học sôi nổi hẳn lên.

Page 6 of 9

© 2020 ĐOÀN THANH NIÊN - HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
➯ Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
➯ Điện thoại: (84-292) 3830309; Email: vpdoan_hoi@ctu.edu.vn.