Chúng tôi ở trong đội tự vệ và được phân công nhiệm vụ bảo vệ Bác. Lần ấy, vào một đêm rất tối trời, Bác giả làm ông thầy cúng, đi bộ từ chiến khu Lam Sơn lên đến Pắc Bó, vừa đúng hai giờ sáng. Bác chỉ chợp mắt một lát rồi dậy ngay. Thấy tôi và anh Dương Đại Phong, anh ruột tôi, đang lúi húi đun bếp, Bác lại gần nhẹ nhàng mở vung nồi cơm ra và hỏi:

- Sao nấu ít cơm thế này, các chú?

Nói chuyện với hội nghị lần này, Bác không khen về mặt chiến đấu. Mở đầu, Bác khen “các chú đã nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình và Bác nêu lên các chú tự phê bình và phê bình một cách thành thực hơn nữa, để hội nghị có kết quả nhiều”. Tôi chú ý đến hai cách đặt vấn đề của Bác, khi khen thì nói “đã nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình ”, đến khi yêu cầu, Bác lại nói phải “tự phê bình và phê bình”. Và quả nhiên khi nêu lên từng điểm nhắc nhở, Bác đã nói rõ dụng ý đó. Bác nói:

Năm 1945, sau khi nhân dân ta giành được độc lập, theo kế hoạch giải giáp quân đội Nhật đã đầu hàng, quân đội Tưởng lốc nhốc vào nước ta, đứng chân ở nhiều tỉnh lỵ, từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.

Bác Hồ và Chính phủ đã chỉ thị phải hợp tác thành thật với họ, tránh khiêu khích để sinh ra lộn xộn, xung đột.

Tuy chỉ thị đã ban hành, nhưng “sợ” vẫn chưa chắc chắn, nên Bác đã triệu tập một số Chủ tịch tỉnh, thị xã Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phú Yên, Bắc Giang, Sơn Tây, Lạng Sơn, cả Hà Nội vào Bắc Bộ phủ.

Sau khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bác rời Vạn Phúc. Từ đây Bác theo đường Sơn Tây sang Phú Thọ rồi sang Tuyên Quang trở về chiến khu Tân Trào. Trên đường về lại chiến khu, bất kỳ đến địa điểm nào Bác cũng nhắc các đồng chí trong cơ quan hai việc quan trọng: giữ bí mật và công tác dân vận, trong đó có công tác tuyên truyền chủ trương kháng chiến. Do trình độ dân trí không đều nên mỗi lần đến đâu Bác đều dặn dò rất kỹ và mỗi lần như thế Bác dặn trước anh em chuẩn bị trước câu hỏi rồi tự trả lời.

Bác dặn: "Đồng bào hỏi gì nếu biết đến đâu thì chú nói đến đấy. Không được nói lung tung, tuyệt đối không được nói bừa, nói ẩu. Chỗ nào không hiểu thì nói là sẽ trao đổi rồi trả lời sau."

Vào một đêm mùa thu năm 1948, tại rừng Việt Bắc, Bác rời khỏi lán làm việc ra sân tìm tôi và nói:

- Chú cho tập hợp anh em trong đội tới đây, Bác có ý kiến.

Năm phút sau anh em chúng tôi đã có mặt, truyện trò rôm rả quây quần quanh Bác. Để cho anh em thoải mái, rồi Bác giơ hai tay:

- Các chú trật tự, ngồi xuống, Bác có ý kiến. Mọi người ngồi quanh Bác thành một vòng tròn có đường kính khoảng 4 mét. Bác đứng giữa nói:

- Quân ta còn yếu hơn quân địch. Vì nước Pháp có một nền công nghiệp đã gần 200 năm, còn nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với nền nông lạc hậu nên không có máy bay, xe bọc thép, súng lớn như quân địch. Muốn đánh thắng địch ta phải tận dụng cách đánh giặc của ông cha ta ''ít địch nhiều, yếu đánh mạnh''.

Page 7 of 9

© 2020 ĐOÀN THANH NIÊN - HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
➯ Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
➯ Điện thoại: (84-292) 3830309; Email: vpdoan_hoi@ctu.edu.vn.